GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ DU LỊCH MIỀN BẮC:
Hà
Nội
Dân số
(2004): 3.082.800 người
Diện
tích: 921 km2
Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam, là
trung tâm Chính trị, Kinh tế, Văn hóa, Thương mại và Du lịch của Việt Nam.
Hà Nội bao gồm 9 quận: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Ðình, Ðống Ða, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Long Biên, Hoàng Mai và 5 huyện ngoại thành: Từ Liêm, Gia Lâm, Ðông Anh, Thanh Trì, Sóc Sơn.
Hà Nội là một thành phố cổ được xây dựng năm 1010 dưới triều vua Lý Công Uẩn. Theo dòng thời gian, Hà Nội đã nhiều lần được đổi tên từ Thăng Long, Ðông Ðô đến Hà Nội. Hiện nay, Hà Nội vẫn còn lưu giữ nhiều công trình kiến trúc cổ bao gồm các khu phố cổ và hơn 600 ngôi chùa.
Bên cạnh các công trình kiến trúc cổ này
còn có nhiều các công trình khác như: Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, Cung Văn hóa Hữu
nghị Việt Xô v.v... cùng một hệ thống các bảo tàng và nhà hát phong phú và đa dạng.
Hệ thống các hồ ở Hà Nội chiếm tới 10 héc ta, nằm lẫn vào các khu phố, trong số
đó lớn nhất là các hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm và hồ Bảy Mẫu. Tất cả hoà quyện vào
nhau mang lại cho Hà Nội một vẻ đẹp thực sự thơ mộng. Hà Nội còn là thành phố
có nhiều làng nghề truyền thống như: đúc đồng, khắc bạc, sơn, thêu ren... Nhiều
hàng tiêu dùng, đồ thủ công và món ăn ở đây được du khách nhiều nước trên thế
giới đánh giá cao.
Tới Hà Nội, du khách có thể tới thăm lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, chùa Một Cột (xây dựng năm 1049), Văn Miếu (được xây dựng năm 1070), công viên Thống Nhất, công viên Thủ Lệ, viện bảo tàng Mỹ thuật, bảo tàng Quân đội... hay tham quan những điểm du lịch gần Hà Nội như chùa Tây Phương, ngôi chùa rất nổi tiếng với các pho tượng.
chùa Một Cột (xây dựng năm 1049), Văn Miếu
(được xây dựng năm 1070), công viên Thống Nhất, công viên Thủ Lệ, viện bảo tàng
Mỹ thuật, bảo tàng Quân đội... hay tham quan những điểm du lịch gần Hà Nội như
chùa Tây Phương, ngôi chùa rất nổi tiếng với các pho tượng.
Giao thông
Từ thủ đô Hà
Nội, có thể đi khắp mọi miền đất nước bằng một hệ thống giao thông thuận tiện.
Đường không: có sân bay
quốc tế Nội Bài (thuộc huyện Sóc Sơn, cách trung tâm thành phố chừng 35km).
Cùng với Nội Bài còn có sân bay Gia Lâm (cách Hà Nội chừng 8km), vốn là sân bay
chính của Hà Nội từ trước những năm 70 thế kỷ 20. Bây giờ nơi đây là ga sân bay
trực thăng sẵn sàng phục vụ cho du khách những tour du lịch tới các điểm tham
quan hấp dẫn.
Đường bộ:
Xe
ô tô khách liên tỉnh xuất phát từ các bến xe phía Nam, Kim Mã, Gia Lâm toả đi
khắp mọi miền trên toàn quốc theo các quốc lộ 1A xuyên Bắc - Nam; quốc lộ 2 đi
Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang; quốc lộ 3 đi Thái Nguyên, Cao Bằng;
quốc lộ 5 đi Hải Phòng, Quảng Ninh; quốc lộ 6 đi Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu…
Đường sắt: Hà Nội cũng
là đầu mối giao thông đường sắt trong nước và có đường sắt liên vận sang Bắc
Kinh (Trung Quốc) rồi đi Châu Âu...
Đường thuỷ: Hà Nội cũng
là đầu mối giao thông quan trọng với bến Phà Đen đi Hưng Yên, Nam Định, Thái
Bình, Việt Trì : có bến Hàm Tử Quan đi Phả Lại.
NINH
BINH
Diện
tích: 1
382 km2
Dân số
(2004): 554.700 người
Tỉnh lỵ:
Thị
xã Ninh Bình
Các huyện: Thị xã Tam Điệp;
huyện: Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Mô, Yên Khánh, Kim Sơn.
Dân tộc: Việt (Kinh), Mường, Thái, Tày
Dân tộc: Việt (Kinh), Mường, Thái, Tày
Khí hậu của tỉnh thuộc vùng tiểu khí hậu
của đồng bằng sông Hồng. Nhiệt độ trung bình năm là 23,40C. Thời tiết
trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt; mùa khô và mùa mưa.
Ninh Bình là tỉnh ở phía nam của vùng đồng
bằng Bắc bộ, nơi tiếp giáp và ngăn cách miền Bắc với miền Trung bởi dãy núi Tam
Điệp hùng vĩ. Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Hoà Bình và Hà Nam, phía nam giáp
tỉnh Thanh Hoá và biển Đông, phía đông giáp tỉnh Nam Định, phía tây giáp Thanh
Hóa.
Địa hình phân bố khá phức tạp. Vùng đồi núi, vùng nửa đồi núi phân bố rải rác theo các vùng đồng bằng xen kẽ, Ninh Bình có 18 km bờ biển.
Giao thông
Giao thông
đường bộ, đường sắt, đường thủy đều thuận lợi. Thị xã Ninh Bình nằm trên đường
sắt Bắc Nam, quốc lộ 1A, cách Hà Nội hơn 90km. Tỉnh có quốc lộ 10 đi Nam Định,
Thanh Hóa, quốc lộ 12B đi Hòa Bình.
Ninh Bình là một tỉnh giàu tiềm năng về du lịch. Thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, nhiều hang động nổi tiếng như Tam Cốc - Bích Động, Địch Lộng, động Tiên, động Hoa Sơn... Vườn quốc gia Cúc Phương nổi tiếng với hệ động thực vật phong phú đặc biệt là cây chò 1.000 năm tuổi. Mảnh đất này từ xa xưa đã từng là kinh đô của nước Đại Cồ Việt (tên của Việt Nam xưa) từ năm 968 đến 1010. Vì vậy, vùng đất này có rất nhiều di tích lịch sử như cố đô Hoa Lư, quần thể nhà thờ đá Phát Diệm, chùa Non Nước... Tất cả những di tích và danh lam thắng cảnh này đã trở thành những tuyến du lịch rất hấp dẫn khách trong và ngoài nước.
Di tích - Danh thắng: Chùa Bích Động; Đền Thái Vi; Động Tiên; Động Hoa Sơn; Động Địch Lộng; Động Vân Trình; Ðền vua Ðinh - vua Lê; Hồ Đồng Chương; Núi Non Nước; Núi Ngọc Mỹ Nhân; Nhà thờ Phát Diệm; Tam Cốc - Bích Ðộng; Suối nước nóng Kênh Gà.
Lễ hội:
Lễ
hội Trường Yên; Lễ hội Yên Cư .
QUẢNG
NINH
Diện
tích:
5 899 km2
Dân số
(2004): 1.067.300 người
Tỉnh lỵ:
Tp.
Hạ Long
Các huyện, thị: thị xã Cẩm Phả,
Uông Bí, Móng Cái; các huyện: Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, Ba Chẽ,
Vân Đồn, Hoành Bồ, Đông Triều, Cô Tô, Yên Hưng.
Dân tộc: Việt (Kinh),
Tày, Dao, Sán Chay, Sán Dìu, Hoa
Tỉnh Quảng Ninh
nằm ở phía đông bắc Việt Nam .
Tỉnh Quảng Ninh có chung biên giới dài 170km với Trung Quốc ở phía bắc. Quảng
Ninh tiếp giáp với các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Giang và Hải Dương ở phía tây, Hải
Phòng ở phía Nam .
Với chiều dài bờ
biển 200km, hướng đông của tỉnh Quảng Ninh hướng ra vịnh Bắc Bộ. Quảng
Ninh là tỉnh có nhiều tài nguyên thiên nhiên như: rừng, các hải sản, đặc biệt
là các mỏ than đá lớn chiếm 90% trên cả nước.
Giao thông
Đường
bộ: Tuyến Hà Nội – Bắc Ninh – Hạ Long dài 155km, là tuyến đường bộ thuận lợi
nhất và ngắn nhất, không phải qua phà.
Đường
không: Thứ bảy hàng tuần có máy bay trực thăng xuất phát từ sân bay Gia Lâm
(Hà Nội) đến thẳng vịnh Hạ Long.
Đường
thủy: Hàng ngày có 4 chuyến tàu thủy Hải Phòng - Hạ Long và ngược lại.
Danh thắng: Bãi Cháy; Bái
Tử Long; Biển Trà Cổ; Đảo Cô Tô; Đảo Cống Đỏ; Đảo Ba Mùn; Đảo Đầu Bê; Đảo Đầu Gỗ;
Đảo Vân Đồn; Đảo Tuần Châu; Đảo Quan Lạn; Động Hang Hanh; Ðộng Thiên Cung; Động
Sửng Sốt; Hang Bồ Nâu; Hang Trinh Nữ; Hòn Gà Chọi; Núi Bài Thơ; Núi Yên Tử; Vịnh
Hạ Long .
Di Tích:
Bãi cọc Bạch Ðằng; Chùa Quỳnh Lâm; Đình Quan Lạn; Đền Cửa Ông; Ðình Trà Cổ;
Đình Trung Bản; Di tích An Sinh; Nhà thờ Trà Cổ; Miếu Tiên Công; Yên Tử .
LÀO CAI
(Mã vùng 84 – 20)
Diện tích:
8 057 km2
Dân số (2004): 565 700 người
Tỉnh lỵ: Thành
phố Lào Cai
Các huyện: Thị xãCam Đường;
Các huyện: Thị xã
huyện:
Mường Khương, Bát Xát, Bắc Hà, Bảo Thắng, Sa Pa, Bảo Yên, Than Uyên, Văn Bàn,
Si Ma Cai.
Dân tộc: Việt (Kinh), H'Mông,
Tày, Dao
Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới,
phía bắc giáp tỉnh Vân Nam Trung Quốc với 203km đường biên, phía tây giáp tỉnh
Lai Châu, phía đông giáp tỉnh Hà Giang, phía nam giáp Yên Bái và Sơn La.
Ðịa hình ở đây rất
đa dạng bao gồm sông, núi cao, suối sâu và những thung lũng rộng, những khu rừng
nguyên sinh rộng lớn với nhiều loại gỗ quí như Pơ mú, Lát hoa, Chò chỉ, với nhiều
loại cây thuốc và động vật quý hiếm như hươu, lợn rừng, hổ... Ngoài lâm sản,
Lào Cai còn nổi tiếng về nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú. Ðịa hình và khí
hậu đa dạng đã đem lại cho tỉnh nhiều cảnh đẹp như tranh vẽ. Nếu tới Sa Pa
đúng vào các dịp chợ phiên bạn như lạc vào rừng hoa sắc màu trang phục của các
cô gái dân tộc.
Họ tới đây không phải chỉ để mua bán mà
còn để vui chơi và kết bạn. Sa
Pa cách thị xã Lào Cai 38km về hướng
đông bắc là khu du lịch được người Pháp xây dựng đầu tiên vào năm 1922.
Cảnh Sa Pa trong sương luôn là cảnh đẹp mà không một du khách nào lại không bị chinh phục. Ngoài ra khách du lịch còn có thể tới thăm Thác Bạc, đỉnh Fan Xi păng - nơi được coi là mái nhà của ViệtNam .
Cảnh Sa Pa trong sương luôn là cảnh đẹp mà không một du khách nào lại không bị chinh phục. Ngoài ra khách du lịch còn có thể tới thăm Thác Bạc, đỉnh Fan Xi păng - nơi được coi là mái nhà của Việt
Di tích
- Danh thắng: Sapa; Bãi đá cổ Sa Pa; Thác Bạc; Cầu Mây; Danh thắng Cốc
San; Hang động Mường Vi; Hang động Tả Phìn;Khu du lịch núi Hàm Rồng; Chợ Sa Pa;
Chợ Mường Hum; Chợ phiên Bắc Hà; Lâu đài Hoàng Yến Chao; Phố cổ Lào Cai; Núi
Phan Xi Păng.
Lễ hội: Hội múa xoè ở Tả Chải; Hội chơi núi mùa Xuân; Hội Lồng tồng của người Tày; Hội Roóng Poọc người Giáy; Lễ Lập tịch của người Dao; Lễ hội đền làng Lão Nhai; Tết Nhảy của người Dao Đỏ.
Núi
Phan Si Păng
Vị trí: Phan Si Păng nằm trong dãy núi Hoàng
Liên Sơn, về phía tây nam thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Với chiều dài 280km từ Phong Thổ đến Hòa
Bình, chiều ngang chân núi rộng nhất khoảng 75km, hẹp là 45km, gồm ba khối, khối
Bạch Mộc Lương Tử, khối Phan Si Păng và khối Pú Luông. Cả mái nhà đồ sộ này ẩn
chứa bao điều kỳ lạ, nhưng kỳ lạ và bí ẩn nhất, chính là đỉnh Phan Si Păng…
Dưới chân núi là những cây gạo, cây mít, cây cơi với
mật độ khá dầy tạo nên những địa danh Cốc Lếu (Cốc Gạo), Cốc San (Cốc Mít)…Từ
đây đến độ cao 700m là vành đai nhiệt đới có những vạt rừng nguyên sinh rậm
rạp, dây leo chằng chịt. Từ 700m trở lên là tầng cây hạt trần như cây pơmu, có
những cây ba, bốn người ôm không xuể, cao khoảng 50-60m, tuổi đời tới vài trăm
năm. Pơmu (ngọc am) được mệnh danh là mỏ vàng của Lào Cai. Bên cạnh pơmu, còn
nhiều loại gỗ quý hiếm khác như: lãnh sam, thiết sam, liễu sam, kim sam, thông
đỏ, hoàng đàn…Các cây lá kim ken đầy với cây gỗ nhỏ trụi, thân luôn sũng nước
vì càng lên cao, càng hay mưa, có năm cả Phan Si Păng mưa suốt một tháng liền.
Xen lẫn với rừng lá kim, là các loại hoa đỗ quyên, phong lan, hoàng anh rực rỡ.
Hầu như bốn mùa, cả Sa Pa đều ngập tràn trong muôn sắc các loài
hoa: lay ơn, thược dược, bgônha, estcola… là những thứ hoa dưới đồng bằng hiếm
có. Riêng hoa đỗ quyên có tới bốn chi với hai chục loài khác nhau. Có nơi đỗ
quyên chi chít, rực rỡ cả núi rừng. Ở nước ta có 111 chi phong lan và 643 loài
thì riêng Phan Si Păng có tới 330 loài
Lên cao 2.400m, gió mây quyện hoà với
cây rừng, có lúc xòe tay ta tưởng đã nắm được mây. Từ độ cao 2.800m, mây mù bỗng
tan biến, bầu trời quang đãng, trong xanh. Chỉ có gió thổi làm cho thảm thực vật
phải dán mình vào đá. Phủ kín mặt đất là trúc lùn, những bụi trúc thấp khoảng
25-30cm, cả thân cây trơ trụi, phần ngọn có một chút lá phất phơ, nên loài trúc
này gọi là trúc phất trần. Xen kẽ là một số cây thuộc họ cói, họ hoa hồng, họ
hoàng liên…Đất xương xẩu trơ cả gốc, gió thổi không ngớt, khí hậu lạnh giá…
Trên điểm cao 2.963m có cột mốc đánh dấu
năm 1905 người Pháp đã tới chinh phục đỉnh cao. Lên cao nữa là một khối đá khổng
lồ, được kê lên bởi những hòn đá nhỏ tựa chiếc bàn. Đỉnh Phan Si Păng đấy! Tiếng
địa phương gọi "Hua-si-pan", nghĩa là phiến đá lớn khổng lồ nằm chênh
vênh. Đỉnh Phan Si Păng cao ngất giữa trời mây được kết cấu bởi những phiến đá
như vậy.
HẢI PHÒNG
(Mã vùng 84 - 31)
Diện tích: 1 519 km2
Dân số
(2002): 1 726 900 người
Tỉnh lỵ: Thành phố Hải
Phòng
Các huyện: Thị xã Đồ Sơn;
huyện: Thủy Nguyên, An Hải, An Lão, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Cát Hải, Bạch
Long Vĩ.
Dân tộc: Việt (Kinh),
Hoa, Tày, Nùng
Hải Phòng - thành phố biển cách Hà Nội
102 km, một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam, năm bên bờ biển
Đông - Thái Bình Dương; phía bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía đông giáp biển
Đông, phía tây giáp tỉnh Hải Dương, phía nam giáp tỉnh Thái Bình. Hải Phòng nằm
trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 230 - 240C,
lượng mưa hàng năm 1 600 - 1 800mm, quanh năm thời tiết ấm áp, bốn mùa cây trái
xanh tươi.
Với di chỉ khảo cổ Cái Bèo (Cát Bà) chứng
tỏ mảnh đất này cách đây trên 6 000 năm đã có người sinh sống. Hiện nay, Hải
Phòng còn giữ được nhiều di tích lịch sử, nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều đền,
chùa, lăng miếu, sinh hoạt văn hoá dân tộc ở từng làng xã.
Nằm trong tuyến du lịch Hà Nội - Hải
Phòng - vịnh Hạ Long.
Hải Phòng có khu nghỉ mát Đồ Sơn vươn ra biển tới 5 km. Từ
Đồ Sơn bằng tàu cao tốc, du khách có thể tới thăm đảo và vườn quốc gia Cát Bà,
thăm vịnh Bái Tử Long và vịnh Hạ Long.
Hải Phòng là một cảng biển lớn nằm trên đường hàng hải quốc tế Đông - Tây, Bắc -Nam .
Hải Phòng là một đầu mối giao thông quan trọng với hệ thống giao thông thuỷ, bộ,
đường sắt, hàng không trong nước và quốc tế.
Hải Phòng là một cảng biển lớn nằm trên đường hàng hải quốc tế Đông - Tây, Bắc -
Di tích - Danh thắng: Biển Ðồ Sơn;
Ðình Hàng Kênh; Ðền Nghè; Ðền Bà Ðế; Chùa Dư Hàng.
Du lịch sinh thái: Ðảo, vườn quốc gia Cát Bà.
Lễ hội: Lễ hội Chọi
trâu; Lễ hội đền Trạng; Lễ hội xuống biển; Hội đu xuân ở Thủy Nguyên; Hội đình
Dư Hàng; Hội đền Phò Mã (đền Dẹo); Hội Đền Nghè; Hội đua thuyền truyền thống trên
biển (đảo Cát Hải); Hội đền An Lư; Múa rối cạn và múa rối nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét